Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Tìm hiểu về quy định pháp luật về mua bán nhà đất

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào? Cùng tìm hiểu để nắm vững quy định của pháp luật nhằm tránh những rủi ro cho chính mình.


> Xem thêm: Thủ tục mua bán nhà đất

HỎI:
Cho tôi hỏi trường hợp này: Tôi làm giấy tờ mua bán nhà đất với anh A (có công chứng), tôi đã trả trước một nửa tiền, hai bên thỏa thuận một nửa tiền còn lại sẽ thanh toán trong hạn 01 tháng, khi nào thanh toán xong sẽ làm hợp đồng mua bán cụ thể (các nội dung thỏa thuận ghi rõ trong giấy mua bán nhà đất). Vậy trong trường hợp này, mặc dù tôi chưa trả hết tiền thì tài sản (nhà đất) của anh A đã được coi là của tôi chưa? Nếu sau 01 tháng, tôi yêu cầu không mua mảnh đất trên của anh A nữa và đề nghị anh A trả lại tiền. Trường hợp anh A chưa trả tiền được cho tôi thì giấy tờ mua bán nhà đất lập với anh A trước đó vẫn còn giá trị hay đã vô hiệu? Mảnh đất đó vẫn là của anh A hay đã thuộc về tôi?

TRẢ LỜI:
Trường hợp của ban chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Thời điểm xác lập chủ quyền nhà đất khi thực hiện giao dịch
Theo Điều 439, Bộ luật Dân sự 2005: Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Ngoài ra, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định: việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực tại thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, nếu chỉ ký hợp đồng chuyển nhượng nhà/đất thì chưa xác lập chủ quyền tài sản cho bạn nếu chưa hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Để làm thủ tục sang tên thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
Hợp đồng mua bán;
Giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có);
Giấy tờ nhân thân: CMND, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng độc thân;
Các tờ khai: Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ;
Đơn đăng ký biến động.
Lưu ý: Hợp đồng mua bán này của bạn chưa hoàn thành nên bạn chưa thể làm được thủ tục này.
2. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
Nếu sau một tháng bạn không tiếp tục thực hiện hợp đồng trên mà không thuộc trường hợp bất khả kháng, hoặc có sự thỏa thuận với bên bán thì tức là bạn đã vi phạm hợp đồng. Chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng của bạn sẽ được thể hiện trong hợp đồng mua bán của bạn (nếu có). Việc anh A có trả lại tiền cho bạn hay không là do sự thỏa thuận của bạn với anh A. Và ở thời điểm này mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức anh A).
Hợp đồng chuyển nhượng nhà/đất được công chứng không đương nhiên hết hiệu lực. Nếu hợp đồng chuyển nhượng đã được hai bên công chứng thì nếu không có sự đồng ý của bạn, bên bán không thể tự ý hủy hợp đồng công chứng đã được ký mà để thực hiện bên bán phải khởi kiện ra tòa án tuyên hủy hợp đồng. Khi chưa hủy hợp đồng thì bên bán đương nhiên cũng sẽ không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch nào đối với nhà đất nói trên.
Hợp đồng trên chỉ vô hiệu nếu nằm trong các trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,  người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 131 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự  vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không  nhận  thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 – Bộ Luật dân sự);
Giả sử rằng trường hợp của bạn thuộc một trong các trường hợp vô hiệu thì việc xác định vô hiệu hay không sẽ căn cứ vào phán quyết của Tòa án.


> xem thêm: