Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể

Biên bản giải thể là một trong những tài liệu cốt lõi trong bộ hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. biên bản họp về giải thể được soạn thảo, ghi chép cuộc họp liên quan đến việc giải thể là tài liệu nền móng ban đầu để doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giải thể sau này.



Vậy một biên bản giải thể cần có những nội dung gì, được xây dựng như thế nào? Phamlaw sẽ chia sẻ một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể như sau:

Về mặt hình thức, để xây dựng lên một biên bản giải thể chuyên nghiệp và đúng quy định, người soạn thảo biên bản giải thể cần phải lưu ý đến thể thức soạn thảo một văn bản, kỹ thuật trình bày như ngôn ngữ sử dụng, văn phong khi diễn đạt, có đầy đủ những nội dung cần đề cập...

Về mặt nội dung, tương tự như những biên bản cuộc họp thông thường, biên bản giải thể doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những yêu cầu chung khi soạn thảo biên bản họp như mô tả lại chính xác, kịp thời sự việc, tình tiết một cách khách quan, thể hiện được ý kiến của những người tham gia liên quan đến việc giải thể. Mặc dù biên bản giải thể không có hiệu lực pháp lý nhưng đóng vai trò làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hay là chứng cứ chứng minh khi công ty muốn giải thể.

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, biên bản giải thể có thể sẽ được trình bày khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường một biên bản giải thể cần đáp ứng đủ các nội dung sau:


Phần 1: Thời gian, địa điểm họp; lý do và thành phần tham gia
Phần 2: Nội dung giải thể doanh nghiệp
Phần 3: Tổ chức thực hiện giải thể doanh nghiệp

Trong phần này sẽ bao gồm các nội dung về các phương án, tổ chức hoạt động giải thể cụ thể theo lộ trình liên quan đến các nội dung như phương án thông báo cho chủ nợ, tổ chức có liên quan; xử lý các hợp đồng, khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đang tồn đọng; kiểm kê lại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp;...

Phần 4: Giao cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và xác nhận của các bên
Trên đây là một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể doanh nghiệp. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Phamlawhoặc kết nối tới số hotline 097 3938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

> xem thêm: Thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên 900.000 VNĐ

Cùng một lúc có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty hay không?

Gần đây, Phamlaw liên tục nhận được thắc mắc liên quan đến vấn đề kế toán doanh nghiệp, trong đó rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc một người có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty cùng một lúc hay không. Tại bài viết này, Phamlaw sẽ giải đáp câu hỏi trên của Quý khách hàng.



Liên quan đến vấn đề trên, Điều 21 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

“Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.”
Theo quy định đã trích dẫn, Bộ luật lao động đã cho phép người lao động cùng một lúc có thể giao kết hợp đồng với hai hoặc nhiều đơn vị sử dụng lao động với điều kiện phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và nội dung đã giao kết.

Bên cạnh đó, Luật Kế toán 2015 hoàn toàn không cấm việc kế toán trưởng của một đơn vị kế toán đồng thời làm kế toán trưởng một hay nhiều đơn vị kế toán khác, cũng như không cấm việc bổ nhiệm một người đang làm kế toán trưởng một đơn vị kế toán khác làm kế toán trưởng.

Như vậy, đối với vị trí Kế toán trưởng, một người cũng có thể cùng một lúc đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng ở các doanh nghiệp khác nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn của kế toán trưởng theo Luật kế toán và điều kiện về trách nhiệm của mình như đã giao kết với người sử dụng lao động.

Theo quy định pháp luật hiện hành, tiêu chuẩn và điều kiện bắt buộc cần phải có để một người có thể được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cùng lúc ở nhiều công tylà:

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Không thuộc những trường hợp không được làm kế toán quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình như đã giao kết với người sử dụng lao động tại Hợp đồng lao động.

Trên đây là phản hồi của Phamlaw liên quan đến việc việc một người có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty cùng một lúc hay không. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Phamlaw hoặc kết nối tới số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

làm sao Xử lý hóa đơn khi doanh nghiệp giải thể ?

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thông qua con đường giải thể ngày càng tăng. Và một trong những công việc doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành thủ tục giải thể là đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.



Trong quá trình làm thủ tục đó, doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các vấn đề liên quan đến hóa đơn. Nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ bước này, Phamlaw sẽ tư vấn về trình tự, thủ tục hủy hóa đơn theo đúng quy định pháp luật khi giải thể doanh nghiệp.

Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 21 và điểm b Khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo với cơ quan thuế về số hóa đơn không tiếp tục sử dụng, sau đó tiến hành thủ tục hủy hóa đơn trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Các bước tiến hành thủ tục hủy hóa đơn như sau:

  1. Bước 1: Ra quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (lưu nội bộ doanh nghiệp);
  2. Bước 2: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp;
  3. Bước 3: Lập bảng kiểm kê hóa đơn. Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các thông tin như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy. Bảng kiểm kê này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  4. Bước 4: Lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  5. Bước 5: Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn. Thông báo này cần được lập thành 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.


Trên đây là các bước xử lý đối với hóa đơn khi doanh nghiệp tiến hành giải thể theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Công ty Luật Phạm Law hoặc kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.