Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể

Biên bản giải thể là một trong những tài liệu cốt lõi trong bộ hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. biên bản họp về giải thể được soạn thảo, ghi chép cuộc họp liên quan đến việc giải thể là tài liệu nền móng ban đầu để doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giải thể sau này.



Vậy một biên bản giải thể cần có những nội dung gì, được xây dựng như thế nào? Phamlaw sẽ chia sẻ một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể như sau:

Về mặt hình thức, để xây dựng lên một biên bản giải thể chuyên nghiệp và đúng quy định, người soạn thảo biên bản giải thể cần phải lưu ý đến thể thức soạn thảo một văn bản, kỹ thuật trình bày như ngôn ngữ sử dụng, văn phong khi diễn đạt, có đầy đủ những nội dung cần đề cập...

Về mặt nội dung, tương tự như những biên bản cuộc họp thông thường, biên bản giải thể doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những yêu cầu chung khi soạn thảo biên bản họp như mô tả lại chính xác, kịp thời sự việc, tình tiết một cách khách quan, thể hiện được ý kiến của những người tham gia liên quan đến việc giải thể. Mặc dù biên bản giải thể không có hiệu lực pháp lý nhưng đóng vai trò làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hay là chứng cứ chứng minh khi công ty muốn giải thể.

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, biên bản giải thể có thể sẽ được trình bày khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường một biên bản giải thể cần đáp ứng đủ các nội dung sau:


Phần 1: Thời gian, địa điểm họp; lý do và thành phần tham gia
Phần 2: Nội dung giải thể doanh nghiệp
Phần 3: Tổ chức thực hiện giải thể doanh nghiệp

Trong phần này sẽ bao gồm các nội dung về các phương án, tổ chức hoạt động giải thể cụ thể theo lộ trình liên quan đến các nội dung như phương án thông báo cho chủ nợ, tổ chức có liên quan; xử lý các hợp đồng, khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đang tồn đọng; kiểm kê lại tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp;...

Phần 4: Giao cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và xác nhận của các bên
Trên đây là một số lưu ý khi soạn thảo biên bản giải thể doanh nghiệp. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Phamlawhoặc kết nối tới số hotline 097 3938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

> xem thêm: Thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên 900.000 VNĐ

Cùng một lúc có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty hay không?

Gần đây, Phamlaw liên tục nhận được thắc mắc liên quan đến vấn đề kế toán doanh nghiệp, trong đó rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc một người có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty cùng một lúc hay không. Tại bài viết này, Phamlaw sẽ giải đáp câu hỏi trên của Quý khách hàng.



Liên quan đến vấn đề trên, Điều 21 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

“Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.”
Theo quy định đã trích dẫn, Bộ luật lao động đã cho phép người lao động cùng một lúc có thể giao kết hợp đồng với hai hoặc nhiều đơn vị sử dụng lao động với điều kiện phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và nội dung đã giao kết.

Bên cạnh đó, Luật Kế toán 2015 hoàn toàn không cấm việc kế toán trưởng của một đơn vị kế toán đồng thời làm kế toán trưởng một hay nhiều đơn vị kế toán khác, cũng như không cấm việc bổ nhiệm một người đang làm kế toán trưởng một đơn vị kế toán khác làm kế toán trưởng.

Như vậy, đối với vị trí Kế toán trưởng, một người cũng có thể cùng một lúc đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng ở các doanh nghiệp khác nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn của kế toán trưởng theo Luật kế toán và điều kiện về trách nhiệm của mình như đã giao kết với người sử dụng lao động.

Theo quy định pháp luật hiện hành, tiêu chuẩn và điều kiện bắt buộc cần phải có để một người có thể được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cùng lúc ở nhiều công tylà:

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Không thuộc những trường hợp không được làm kế toán quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình như đã giao kết với người sử dụng lao động tại Hợp đồng lao động.

Trên đây là phản hồi của Phamlaw liên quan đến việc việc một người có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng của nhiều công ty cùng một lúc hay không. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Phamlaw hoặc kết nối tới số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

làm sao Xử lý hóa đơn khi doanh nghiệp giải thể ?

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thông qua con đường giải thể ngày càng tăng. Và một trong những công việc doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành thủ tục giải thể là đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.



Trong quá trình làm thủ tục đó, doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các vấn đề liên quan đến hóa đơn. Nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ bước này, Phamlaw sẽ tư vấn về trình tự, thủ tục hủy hóa đơn theo đúng quy định pháp luật khi giải thể doanh nghiệp.

Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 21 và điểm b Khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo với cơ quan thuế về số hóa đơn không tiếp tục sử dụng, sau đó tiến hành thủ tục hủy hóa đơn trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Các bước tiến hành thủ tục hủy hóa đơn như sau:

  1. Bước 1: Ra quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (lưu nội bộ doanh nghiệp);
  2. Bước 2: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp;
  3. Bước 3: Lập bảng kiểm kê hóa đơn. Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các thông tin như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy. Bảng kiểm kê này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  4. Bước 4: Lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  5. Bước 5: Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn. Thông báo này cần được lập thành 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.


Trên đây là các bước xử lý đối với hóa đơn khi doanh nghiệp tiến hành giải thể theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Công ty Luật Phạm Law hoặc kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Cùng tìm hiểu về việc giải thể doanh nghiệp theo quy định hiện hành


Phamlaw giới thiệu với bạn đọc về điều kiện, hồ sơ trình tự khi làm giải thể công ty, áp dụng cho mọi loại hình như cổ phần, tnhh 1 tv, 2 thành viên, doanh nghiệp tư nhân.



Các bước giải thể Doanh nghiệp:
Như vậy:
 - Việc đầu tiên để giải thể doanh nghiệp là DN phải có Quyết định giải thể, Biên bản họp; Phương án giải quyết nợ ...
 - Tiếp đó là phải niêm yết tại trụ sở, chi nhánh ... Thông báo cho người lao động, chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan ĐKKD ...
- Trong thời gian chờ các bạn làm thủ tục đóng mã số thuế, làm công văn và hồ sơ gửi lên thuế rồi thiếu đâu họ sẽ bảo mình bổ sung.
 - Về nguyên tắc công ty muốn giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng, có xác nhận đóng mã số thuế của cơ quan thuế bạn nộp kèm theo với hồ sơ lên Sở KHĐT, 3 số báo đã đăng, giấy tờ trả dấu (nên trả dấu khi hồ sơ đã ổn hết cả vì trả dấu xong sẽ không có gì sửa hồ sơ).
- Thuế là thủ tục phức tạp nhất, xong thuế thì gần như đã xong.
I. Khi nào công ty cần làm thủ tục giải thể doanh nghiệp
 Căn cứ điều 201 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp quy định:
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
 a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
 b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
 c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
 d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
II. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
 Căn cứ điều 202 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp, Công văn 4211/BKHĐTĐKKD và Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
 - Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tạicác điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
 1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
 a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
 b) Lý do giải thể;
 c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
 d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
 đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
 - Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
 5. Các khoản nợ của doanh nghiệpđược thanh toán theothứ tự sau đây:
 a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
 c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hếtcác khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
 7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpgửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
 8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 202, 203, 204 Luật Doanh nghiệp như sau:
 1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
-> Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
 - Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.
 3. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 204Luật Doanh nghiệp: - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc đăng ký giải thể doanh nghiệp của doanh nghiệp cho cơ quan thuế. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
 5. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu
-> Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
 Chú ý:
- Việc trả dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.
III. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Căn cứ điều 204 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp quy định:
1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1TV, Công ty TNHH 2TV trở lên ... bao gồm giấy tờ sau đây:
 - Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Tham khảo mẫu:Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
 - Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
 - Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
 Tham khảo mẫu: Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán Mẫu danh sách người lao động
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp;
Tham khảo mẫu: Quyết định giải thể doanh nghiệp
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu (trường hợp chưa có con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an).
 - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
 - Giấy ủy quyền về việc giải thể (nếu là người đại diện pháp luật đi làm thì không cần)
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Ngoài ra: Có thể các bạn sẽ phải cần thêm:
 - Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
 - Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định. - Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
 - Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
 --------------------------------------------------------------------
=> Nhìn chung, thủ tục giải thể doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau.
 Do vậy, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để có những hướng dẫn cụ thể.
Tải hồ sơ giải thể Doanh nghiệp tại đây nhé:
 Tải về
Trường hợp bạn không tải về được thì làm theo cách sau:
Bước 1: Comment mail vào phần bình luận bên dưới
 Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: phamlaw@gmail.com (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)
Chú ý: Bài viết trên là quy định về hồ sơ giải thể Công ty cổ phần, Cty TNHH 1TV, Công ty TNHH 2 TV trở lên, Doanh nghiệp tư nhân. Còn hồ sơ giải thể các loại hình khác như: Giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh … các bạn xem chi tiết tại đây nhé: dangkykinhdoanh.gov.vn
IV. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:
 Căn cứ điều 205 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp quy định:
 1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấmdoanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
 a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
 b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
 c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
 d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
 đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
 e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
 g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
 2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm: