Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Thủ tục giải thể doanh nghiệp năm 2017

Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc khách hàng lựa chọn được một công ty cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình thường rất khó khăn và không hề đơn giản.
Bạn đang muốn giải thể doanh nghiệp? Bạn không biết lựa chọn công ty nào để cung cấp dịch vụ này? Hãy đến với công ty Luật  Phạm Law, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm nhất.
1. Điều kiện để doanh nghiệp được giải thể
- Doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ của mình, cũng như các nghĩa vụ tài sản khác;
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền: Tòa án hoặc Trọng tài.
2. Thành phần hồ sơ
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc).
- Giấy biên nhận đã công bố giải thể;
- Thông báo giải thể doanh nghiệp;
- Biên bản thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Danh sách người lao động;
- Danh sách các chủ nợ và số nợ doanh nghiệp đã thanh toán, số nợ chưa thanh toán;
- Giấy xác nhận của chi cục thuế;
- Giấy chứng nhận thu hồi con dấu/ Thông báo hủy dấu. Đối với những doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/07/2015 thì cần Giấy chứng nhận thu hồi con dấu của cơ quan Công an; Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 01/07/2015 thì chỉ cần Thông báo hủy dấu.
Số lượng: 01 bộ
Bước 1: Thông qua Quyết định giải thể doanh nghiệp
Bước 2: Công bố giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ công bố giải thể gồm:
- Thông báo giải thể;
- Quyết định của chủ doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh áp dụng đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông áp dụng đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có);
- Giấy chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục (bản photo).
Bước 3: Nộp hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế
Hồ sơ gồm:
-         Văn bản xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
-         Công văn cam kết không nợ thuế;
-         Thông báo về việc giải thể;
-         Quyết định giải thể;
-         Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
-         Giấy xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của hải quan (trong trường hợp doanh nghiệp có xuất nhập khẩu);
-         Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản photo).
Cá nhân có thẩm quyền trong doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền của doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
Bước 6: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ giải thể hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời gửi Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể/ chấm dứt tồn tại cho chủ thể có thẩm quyền của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015