Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Tìm hiểu về việc nhận tài sản thừa kế là cổ phần công ty

Anh A có bố sở hữu công ty X cùng với nhiều người bạn vào năm 2006, đồng thời bố anh A nắm giữ 50% cổ phần của công ty X này. Đầu năm 2013 không may bố anh A mất mà không có di chúc để lại. Vậy số cổ phần của bố anh A tại công ty X sẽ được phân chia thế nào?




Trước hết anh A cần hiểu rằng cổ phần là tài sản do cổ đông để lại. Trong trường hợp cổ đông không may qua đời mà không có di chúc thì số cổ phẩn này sẽ được thừa kế bởi các cổ đông khác theo quy định của pháp luật.

> xem thêm sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Bên cạnh đó luật doanh nghiệp 2005 quy định việc thừa kế chỉ có tác dụng trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà không đề cập đến công ty cổ phần. Như vậy anh A cần tham khảo thêm về quy định của bô luật dân sự 2005 và điều lệ mà công ty đã đặt ra.

Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông sẽ được để lại cho những hàng thừa kế sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy hàng thừa kế thứ 1 theo hàng thừa kế như sau: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.

Ngoài ra anh A cần tham khảo thêm điều 84 khoản 5 về luật DN 2005 như sau:

Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

> xem thêm hồ sơ sang tên sổ đỏ

Như vậy với các thông tin trên hi vọng anh A sẽ có các xử lý về việc nhận số cổ phần của bố anh tại công ty X

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Thông tin quan trọng cho ai muốn đăng ký kinh doanh vận tải du lịch

Chị E đang có ý định thành lập doanh nghiệp đầu tư về mảng du lịch kết hợp nhà nghỉ khách sạn. Vậy các thủ tục tiến hành như thế nào?


Trường hợp của chị E cần tham khảo về luật doanh nghiêp 2014 tại nghị định 86/2014/NĐ-CP về việc kinh doanh và tạo điều kiện kinh doanh vận tải bằng oto.


Trường hợp chị E cần làm rõ làm mình cần làm loại doanh nghiệp nào trước khi tìm hiểu rõ về các bước làm. Bên cạnh đó là các trình tự cũng như thủ tục để thành lập doanh nghiệp có tại nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Còn với ngành nghề mà chị E muốn đăng ký là vận tải du lịch vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chị E cần tham khảo điều 18 nghị định 86/2014 có quy định như sau:


1. Đơn vị kinh doanh vận tải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được vận tải khách du lịch.

3. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 15 Nghị định này.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vịkinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô ngoài các điều kiện quy định tại Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan.


> xem thêm Giải quyết về vấn đề phát sinh phí ngoài hợp đồng, cách giải quyết?

Như vậy chị E chỉ cần đảm bảo đạt được các điều kiện ở trên là hoàn toàn có thể xin được giấy phép kinh doanh nghành nghề mà chị E muốn đăng ký

Thủ tục các bước làm sổ đỏ ra sao?


Anh C đang có ý định mua một miếng đất tại thành phố hà nội ngay bên cạnh một dự án không nằm ngoài địa phận của dự án đó. Người bán đất tại đó thì chưa có sổ đỏ mà chỉ sở hữu giấy có xác nhận đóng đầy đủ thuế đất đai phi nông nghiệp.


Do dự án gần đó chưa hoàn thành nên người bán đất đó chưa thể làm sổ đỏ được. Vậy Anh C đang băn khoản rằng về sau khi anh mua miếng đất này thì anh C cần làm gì để có thể sở hữu được sổ đỏ cũng như giấy phép liên quan đến miếng đất đó.

> xem thêm sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Với trường hợp của anh C thì anh cần làm rõ vấn đề đó là khu đất mà anh C đang quan tâm có thuộc diện tranh chấp hay không? Được sử dụng từ năm nào? Để xử lý rõ trường hợp của anh C.

Bên cạnh đó anh C cần chú ý đến việc khi chủ sở hữu đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì điều kiên chuyển nhượng đất theo quy định khoản 1 điều 188 luật đất đai 2013:


“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”


> xem thêm Phương án giải quyết khi đo đất sai so với thông tin trên giấy tờ

Như vậy có thể thấy là khu đất mà anh C định mua chưa đủ điều kiện để giao dịch mua bán chuyển nhương. Vì vậy để an toàn nhất thì anh C cần đợi chủ nhà được cấp sổ đỏ xong mới tiến hành thủ tục mua bán chuyển nhượng.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Gặp vấn đề rủi ro khi kinh doanh liệu có được rút tiền đã đóng góp?

Cần tư vấn về trường hợp gặp khó khăn trong kinh doanh cần rút gốn gấp khỏi công ty ngay.




Anh A cùng hai anh B và C góp vốn để mở công ty kinh doanh nhà đất. Khi làm ăn thì cả hội cùng nhờ anh D - bạn của 3 anh trên đứng tên và cùng nhau vay tiền của nhà băng để bắt đầu. Toàn bộ số tiền vay được này thì dùng giấy tờ của anh A và có ủy quyền cho anh D vay  tiền. Hợp đồng góp vốn thì không có mà chỉ nói qua miệng. Vậy hiện giờ anh A có thể lấy lại được số tiền này không?

> xem thêm Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Trường hợp của anh A và các bạn nên tham khảo về điều 49 nghị định 43/2010/NĐ-CP về mô hình kinh doanh của hộ gia đình như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Trường hợp của anh A và 2 anh còn lại là góp tiền để kinh doanh nhưng lại cho phép anh D là người đại diện để kinh doanh. Anh D cần phải đăng ký theo mẫu tại điều 39 khi sử dụng giấy tờ để đăng ký kinh doanh.


Như vậy có thể tổng kết lại rằng khi kinh doanh thì các anh A B C không có giấy tờ cụ thể mà chỉ làm qua miệng nên các quyền lợi vẫn sẽ được chia đều theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người. Trường hợp kinh doanh thất bại thì mọi người cần phải chịu trách nhiệm liên quan.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Có phải nộp thuế khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần thứ hai?

Cùng một mảnh đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liệu có phải nộp thuế hai lần hay không?





Cuối năm 1988, bố mẹ anh A được bố mẹ cho mảnh đất có đứng tên ông bà khi bố mẹ anh A làm đám cưới. Bố mẹ anh A không làm giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất hay nhà ở. Sau khi bố mẹ anh A mất thì mảnh đất này được chia thành 4 phần, trong đó anh cả đại diện để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Về sau anh A đi làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất và nhà ở vào năm 2012 thì tiền đất lên đến hơn 300 triệu.Vậy anh A cần phải xử lý thế nào?

> xem thêm Giải đáp thắc mắc về thủ tục sang tên trước bạ nhà đất

Trường hợp của anh A là do anh cả đã làm giấy tờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà đất nhưng chỉ là mỗi phần đất của anh cả. Giờ anh A muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lần cấp thứ hai để bố sung thêm vào đó phần đất chưa được cấp giấy.

Theo đó nghị định 84:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003 nhưng đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì được cấp giấy. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất phần diện tích không vượt quá hạn mức đất ở. Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu của điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 198/2004.
Kèm với đó là quy định 198/2004/NĐ-CP như sau:
Thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở. Quy định này chỉ được thực hiện một lần đối với hộ gia đình, cá nhân. Lần giao đất sau thì thu 100% tiền sử dụng đất.
> xem thêm Thủ tục mua bán nhà đất

Như vậy anh A cần phải  đóng 100% giá trị đất hiện tại cho lần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thứ hai này. Ngoài ra anh A còn phải chú ý đến việc thay đổi của hệ số K theo quy định mới nhất của pháp luật.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Chủ đầu tư có thể hủy thầu trong trường hợp hoàn cảnh nào?

Giải đáp thắc mắc của một chủ đầu tư muốn hủy thầu vì phát hiện những sai trái trong quá trình làm thầu.



Công ty C có mở thầu cho các nhà đầu tư nhưng có phát hiện nhiều vấn đề trong quá trình làm thầu. Vậy công ty C có thể tự ý hủy thầu được không? Liệu công ty C có chịu phạt gì không?

> xem thêm Thủ tục giải thể doanh nghiệp không quá phức tạp

Trước hết chúng ta cần hiểu về khái niệm hủy thầu là gì đã:

Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đáu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định của pháp luật.
Luật đấu thầu 2013 có quy định tại điều 17 như sau:

Điều 17. Các trường hợp hủy thầu
1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Ngoài ra điều 4 tại luật đấu thầu còn quy định như sau:
“Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”.
> xem thêm hồ sơ giải thể công ty

Theo đó việc hủy thầu là hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp hủy thầu thì bên mời thầu cần nêu rõ lý do hủy thầu cũng như trách nhiệm của các bên liên quan về vấn đề hủy thầu này.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Hình phạt nào cho kẻ lấn chiếm đất và gây ảnh hưởng đến người khác?

Trường hợp được đặt ra là hàng xóm lấn chiếm đất đồng thời cho người đến gây sự ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình anh B.



Anh B có hàng xóm mới chuyển đến. Hàng xóm tự ý phá hàng rào là vườn cây, xây hàng rao bằng gạch đồng thời lấn chiếm sang đất của nhà anh B. Anh B đã nhiều lần sang nhà hàng xóm để nói chuyện nhưng mọi chuyện đều không được giải quyết. Gần đây hàng xóm còn cho người đến gây sự đồng thời ném đá vào nhà gây thương tích cho trẻ nhỏ. Vậy anh B cần làm gì?

> xem thêm Tìm hiểu các quy định về xây dựng nhà ở riêng lẻ

Như trường hợp của hàng xóm anh B có hành vi lấn chiếm đất cần căn cứ vào khoản 1 điều 12 luật đất đai 2013.

Hàng xóm đã phá hàng rào tự xây hàng rào mới và lấn chiếm đất nên theo quy định tại điều 10 nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
> xem thêm thủ tục sang tên nhà đất

Tiếp theo hành xóm còn gây sự gây thương tích cho người trong nhà anh B thì cần căn cứ theo khoản 1 điều 604 luật dân sự 2005 như sau:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Như vậy nếu gia đình hai bên không tự thỏa thuận được về vấn đề này thì anh B hoàn toàn có thể mang vụ việc ra tòa án để xử lý.


Cần làm gì khi đấu thầu để đảm bảo tính khách quan trung thực nhất?

Giải đáp về thông tin khi có các cuộc đấu thầu mà công ty tổ chức.




Công ty anh A có tổ chức đấu thầu nhưng người lập hồ sơ để đấu thầu và người thẩm định các hồ sơ đấu thầu lại là hai người khác nhau. Hai người này thì đều là cán bộ công nhân viên của công ty. Như vậy công ty có vi phạm về luật đấu thầu hay không?

> xem thêm Phân biệt về đặc quyền của các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên

Trường hợp về việc đấu thầu anh A có thể tham khảo tại khoản 6 điều 86 luật đấu thầu năm 2013 như sau:

“6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;
b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;
c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;
d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em một đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;
e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;
g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;
h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;
k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.”

> xem thêm thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên

Theo điểm B ở trên thì việc lập hay tham gia thẩm định hồ sơ, mời sơ tuyển đấu thầu .. là vi phạm và bị cấm. Nhưng ở trường hợp trên thì việc lập hồ sơ và thẩm định là hai người khác nhau nên cần tham khảo điều 4 thông tư 19/2015/TT/BKHĐT như sau:

“Điều 4. Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định
1. Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;
d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;
đ) Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;
e) Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.”
Như vậy anh A cần tham khảo các quy định trên để việc đấu thầu diễn ra theo đúng quy trình.


Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Cách giải quyết nào tốt về về việc tranh chấp đất đai

Tìm hướng giải quyết khi xảy tranh chấp đất đai giữa hai hộ mua đất gần nhà.





Ông A có diện tích đất là 3 hecta đồng thời ông A có bán cho ông B là hàng xóm với giá tiền là 120 triệu. Đầu năm 2009 ông B giả trước 75 triệu đồng và hẹn sau tháng 6/2009 sẽ trả nốt tiền. Nhưng tới thời điểm hiện tại ông B vẫn chưa trả đủ số tiền còn thiếu. Ông B lại còn kiện ông A đồng thời muốn chia nữa mảnh đất đó. Vậy trường hợp tranh chấp đất đai này cần được giải quyết thế nào?

> xem thêm Lưu ý một vài trường hợp không được cấp sổ đỏ theo quy định mới nhất

Trong xử lý tranh chấp ông A và B ở trên cần xác định hai trường hợp.

TH1: hai bên A và B chỉ thỏa thuận qua giấy viết tay và xác nhận nhận tiền. Ông A chỉ mới nhận tiền là 75 triệu đồng thời vẫn chưa sang tên trên giấy tờ nên cần xác định tại các quy định sau:

Khoản 2 điều 689 Luật dân sự 2006:
“2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.”

và khoản 3 điều 167 luật đất đai 2013
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Theo trên thì các giấy tờ về đất phải công chứng theo luật đất đai trừ trường hợp trước thời điểm đất đai có hiệu lực là 1-7-2004.

Như vậy do ông A và B có giao dịch sau năm 2004 nên giấy chuyển nhượng mà không có công chứng sẽ không có bất cứ giá trị về mặt pháp lý. Hai bên cần đi công chứng lại các giấy tờ, bên nào không chịu thì sẽ vô hiệu về hợp đồng dân sự.

> xem thêm Thủ tục sang tên sổ đỏ

TH2: Ông A và B khi chuyển nhượng có giấy tờ về hợp đồng và được công chứng. Ông A đã sang tên cho ông B nhưng mới chỉ nhận 75 triệu chưa đủ tiền cần thiết là 120 triệu thì việc ông B khởi kiện ông A là không có căn cứ.

Có phải chịu thuế gì không khi bán công ty con ?

Liệu khi bán công ty con thì có phải nộp khoản phí bất kỳ nào không? Cùng tư vấn pháp luật tìm hiểu.


Anh A làm công việc kế toán tại một công ty tại Hà nội. Cách đây hai năm công ty có thành lập một công ty con. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên công ty không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Vậy trường hợp công ty bị bán thì cần nộp khoản phí gì không?


Với trường hợp công ty của anh A có thể tham khảo tại thông tư 219/2013/TT/BTC như sau:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
> xem thêm Hướng dẫn để soạn thảo một bản hồ sơ để thành lập doanh nghiệp năm 2016

Như vậy với trường hợp của công ty anh A thì việc bán công ty con đi để kế thừa các quyền và nghĩa vụ đó thì công ty A sẽ không phải chịu bất cứ khoản phí nào cả.



Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Đất bị lấn chiếm liệu có đòi lại được?

Anh A đang muốn gỡ rối về trường hợp đất đã mua nhưng bị lấn chiếm. Anh A nên làm gì trong trường hợp như thế này?





> xem thêm Thủ tục mua bán nhà đất

Cuối năm 2009 anh A có mua một mảnh đất với tổng diện tích hơn 500m2 để xây dựng kinh doanh. Tuy nhiên cạnh khu đất đó có gia đình B đã chiếm đất của khu đất anh A mới mua để xây dựng cá nhân. Vậy anh A cần giải quyết việc này như thế nào.

Với trường hợp của anh A đang là bị hàng xóm chiếm dụng vào phần đất hợp pháp mà anh A đã mua từ thời điểm trước. Vậy anh A cần yêu cầu cơ quan chức năng ở địa phương nhanh chóng can thiệp. Các thông tin anh A cần nắm được như sau:

Đầu tiên là quá trình tiến hành hòa giải theo điều 202 luật đất đai 2013.

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Để việc đòi lại đất được diễn ra nhanh chóng thì Anh A sẽ cần gửi đơn lên UBND để tiến hành hòa giải cho đôi bên.

> xem thêm Thủ tục sang tên sổ đỏ

Trường hợp hòa giải không đi đến được sự thống nhất của hai bên thì anh A có thể làm đơn lên Tòa Án để giải quyết. Anh A cần làm theo quy trình tại điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Các thông tin trên hi vọng đã cung cấp được cho anh A hướng xử lý vụ việc mà anh A đang gặp phải.

> xem thêm sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Các thủ tục cần biết khi lắp đặt biển quảng cáo

Anh D đang muốn lắp được biển quảng cáo cho cửa hàng của mình. Vậy anh D cần phải làm các thủ tục gì để được lắp biển quảng cáo.




> xem thêm Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Với trường hợp của anh D cần quan tâm đến việc treo biển quảng cáo cho cửa hàng của mình, anh D có thể tham khảo về quy định về đặt, treo biển, dán biển quảng cáo tại điều 34 luật quảng cáo 2012 như bên dưới:

1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”
Theo quy định tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Thông tư 19/2013/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật:
“2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với biển hiệu, bảng quảng cáo đặt trên vỉa hè trong đô thị
2.4.1. Việc đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu phải tuân theo các quy định sau:
– Vị trí: đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
– Kiểu dáng: biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc;
– Kích thước:
+ Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2,0 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt nhà;
+ Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1,0 m, chiều cao tối đa là 4,0 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
2.4.2. Chỉ được phép lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo trên vỉa hè, lề đường trong phạm vi cho phép sử dụng tạm thời (ngoài mục đích giao thông). Bề rộng lớn nhất của biển hiệu, bảng quảng cáo (đối với vỉa hè có bề rộng trên 3,0 m) là 1,5 m – tính từ mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè (hay từ mốc chỉ giới đường đỏ) trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào.
2.4.3. Việc lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo trên vỉa hè, lề đường phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Bên cạnh đó anh D còn phải quan tâm đến việc cấp giấy tờ để xây dựng công trình tại điều 31 luật quảng cáo 2012 như bên dưới:

1. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tóm lại với trường hợp của anh D thì việc cửa hàng của anh nếu quảng cáo trùng với theo quy định của khoản 2 điều 31 luật quảng cáo 2012 như đã liệt kê ở trên thì anh D cần phải xin phép theo các thủ tục đã được hướng dẫn ở trên. Trường hợp nếu không trùng thì không cần phải xin giấy phép mà chỉ cần thiết kế bản phù hợp theo thông tin đã ghi trên giấy phép kinh doanh đã đăng ký.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Tìm hiểu về ký hiệu RPT là ký hiệu đất gì?

Tìm hiểu về ký hiệu đất RST do bạn độc giả dấu tên cho hỏi về blog tư vấn pháp luật.




Một bạn độc giả có hỏi blog tư vấn luật rằng ý nghĩa của ký hiệu RST được sử dụng trên ký hiệu chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 RST. Dưới đây là giải đáp thắc mắc của bạn.

> xem thêm Thủ tục mua bán nhà đất mất bao lâu

Thông tư 55/2013/TT-BTNMT có quy định về các ký hiệu loại đất theo bảng 11 như sau:

STTMục đích sử dụng đất ghi trên BĐĐC
Mục đích sử dụng đất
tôiĐẤT NÔNG NGHIỆP
I.1Đất sản xuất nông nghiệp
I.1.1Đất trồng cây hàng năm
I.1.1.1Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nướcLỰC
Đất trồng lúa nước còn lạiCLOSE
Đất trồng lúa nươngLUN
I.1.1.2Đất cỏ dùng vào chăn nuôiCOC
I.1.1.3Đất trồng cây hàng năm khác
Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK
I.1.2Đất trồng cây lâu năm
I.1.2.1Đất trồng cây công nghiệp lâu nămLNC
I.1.2.2Đất trồng cây ăn quả lâu nămlnq
I.1.2.3Đất trồng cây lâu năm khácLNK
I.2Đất lâm nghiệp
I.2.1Đất rừng sản xuất
I.2.1.1Đất có rừng tự nhiên sản xuấtRSN
I.2.1.2Đất có rừng trồng sản xuấtRST
I.2.1.3Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuấtRSK
I.2.1.4Đất trồng rừng sản xuấtRSM
I.2.2Đất rừng phòng hộ
I.2.2.1Đất có rừng tự nhiên phòng hộRPN
I.2.2.2Đất có rừng trồng phòng hộRPT
I.2.2.3Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộRPK
I.2.2.4Đất trồng rừng phòng hộRPM
I.2.3Đất rừng đặc dụng
I.2.3.1Đất có rừng tự nhiên đặc dụngRDN
I.2.3.2Đất có rừng trồng đặc dụngRDT
I.2.3.3Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụngRDK
I.2.3.4Đất trồng rừng đặc dụngRDM
> xem thêm sang tên sổ đỏ cần những giấy tờ gì

Theo bảng 11 có quy định thì thông tin của ký hiệu RPT được viết tắt đó là của đất có rừng phòng hộ. Như vậy bạn độc giả đã có đáp án cho mình rồi. Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thêm các mẫu ký hiệu khác được liệt kê ở bảng trên.

> xem thêm thủ tục sang tên sổ đỏ nhà đất mới nhất