Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Hợp đồng lao động do ai đủ thẩm quyền để ký kết?




Thắc mắc liên quan đến việc ai là người của công ty được phép ký kết hợp đồng lao động với người lao động.

> xem thêm thủ tục giải thể công ty tnhh

Trường hợp người lao động đến xin việc tại một cơ quan bất kỳ nào thì ai sẽ là người có thẩm quyền để ký kết hợp đòng với người lao động?

Dưới đây là thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH tại điểm a khoản 1 điều 14.

  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;
  • Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;
  • Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.


Như vậy nếu hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động với người không có thẩm quyền thì hợp đồng đó không có giá trị gì cả.

Nếu hợp đồng đã ký là vô hiệu thì người lao động và người có thẩm quyền phải ký kết lại hợp đồng trong vòng 15 ngày dưới sự chỉ đạo của Phòng LĐ-TB-XH.

Hợp đồng lao động sẽ được tính từ ngày ký lại hợp đồng do đúng người có thẩm quyền ký.

Thời gian làm việc của người lao động sẽ tính từ thời điểm người lao động ký hợp đồng không đúng thẩm quyền, đồng thời điều này cũng sẽ làm căn cứ để làm các chế độ sau này cho người lao động.