Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Công ty giải thể trong trường hợp nào?

Giải thể doanh nghiệp là 1 điều rất đáng tiếc nếu xảy ra. Tuy nhiên trong một vài trường hợp điều đó là bất khả kháng. Những trường hợp và thủ tục giải thể doanh nghiệp rất phức tạp. Ở bài này, hãy cùng PHAMLAW tìm hiểu xem, những khi rơi vào những trường hợp nào thì Doanh nghiệp sẽ bị giải thể.


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Doanh nghiệp có phải đăng ký xuất - nhập khẩu hàng hóa?


     Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Theo khoản 4 điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp có quyền thực hiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

     Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại cũng có nêu:
- Đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

xuất nhập khẩu hàng hóa

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc làm hợp đồng


Chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ tham khảo câu hỏi của bạn độc giả với nội dung như sau: 

   “Sau một thời gian tìm hiểu tôi được biết không có quy định nào bắt buộc tất cả các hợp đồng của doanh nghiệp đều phải viết bằng tiếng Việt. Công ty tôi chủ yếu hợp tác với các đối tác nước ngoài nên có khá nhiều hợp đồng đã ký kết được viết bằng tiếng nước ngoài. Hiện nay công ty tôi bị các cơ quan chức năng yêu cầu dịch toàn bộ các hợp đồng được viết bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Số lượng hợp đồng rất lớn và chúng tôi phải bỏ một số tiền không hề nhỏ để thuê người dịch. Không chỉ vậy công việc này đã làm chúng tôi rất mất thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty”.



Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Góp vốn bằng thương hiệu được hay không?

Ở các nước phát triển việc góp vốn bằng thương hiệu đã được chấp thuận và quy định bởi các văn bản pháp luật. Tuy nhiên ở Việt Nam việc góp vốn bằng thương hiệu chưa được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận vì không có văn bản pháp luật nào quy định hay điều chỉnh một cách chi tiết.


Tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ quy định: “ Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.”

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Không giải thể doanh nghiệp có vi phạm pháp luật

 Cùng chung bối cảnh với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta những năm vừa qua cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Năm 2013 cả nước có 76,9 ngàn doanh nghiệp thành lập mới nhưng lại có đến 60,7 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Trong đó chỉ có 9,8 ngàn doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, còn lại 50,9 ngàn doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm dừng hoạt động. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ giải thể chỉ dao động từ 14% đến 17% trong tổng số doanh nghiệp cần giải thể, phá sản. Việc này làm Nhà nước thất thu thuế, người lao động thì bị xâm hại quyền lợi… đồng thời làm sai lệch các số liệu thống kê về doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tới sự minh bạch của môi trường kinh doanh.

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Điều kiện để DN nước ngoài được kinh doanh hàng hóa


Theo Điều 2 thông tư 08/2013/TT-BCT doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, các quy định khác của pháp luật có liên quan và gồm các hoạt động như sau:

• Xuất/Nhập khẩu hàng hóa;
• Phân phối hàng hóa;

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên từng ngày. Nhu cầu đăng ký thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh. Nhưng nhiều nhà đầu tư lại chưa rõ hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký. Thậm chí còn nhờ người đứng tên thành lập công ty. Bài viết xin chia sẻ thông tin về điều kiện kinh doanh, thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Dịch vụ giải thể công ty

Giải thể doanh nghiệp hiện nay thực tế đang gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc. Mỗi khâu của thủ tục giải thể doanh nghiệp cần nhiều giấy tờ và một khoảng thời gian nhất định mới có thể thực hiện được. Trong quá trình giải thể, công ty có thể sẽ gặp phải các thắc mắc cần được tư vấn. Vì vậy chúng tôi đưa ra dịch vụ giải thể công ty để tư vấn, cung cấp các thông tin chính xác về giải thể cho khách hàng.

I. Giải thể Doanh Nghiệp là gì?


- Giải thể doanh nghiệp là việc Doanh Nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh, sản xuất do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp Luật.
- Thực tế hiện nay có nhiều thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm ngừng hoạt động hoặc không giải thể Doanh nghiệp do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian.



II. Hồ sơ và thủ tục giải thể doanh nghiệp:

 Theo quy định tại khoản 3 điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Toà án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp (hiện tại nộp cho cơ quan công an nơi doanh nghiệp đăng ký con dấu);
- Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng (hiện tại nộp cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký thuế);
- Bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Giải thể công ty gồm nhiều thủ tục, quy trình thưc hiện phức tạp, mất nhiều thời gian và phải đi qua lại nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan thuế, công an, cơ quan đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ giải thể công ty của Phạm Law để được tư vấn về quy trình, thủ tục, hồ sơ giải thể.



III. Tại sao bạn nên chọn gói dịch vụ giải thể của Phạm Law?

- Dịch vụ giải thể công ty của Phạm Law được thành lập bởi các luật sư, thạc sĩ, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, giải thể công ty, kế toán, thuế.
- Chúng tôi giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí khi giải thể.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, thời gian giải quyết nhanh, thủ tục chính xác, cách thức phục vụ tận tâm, nhiệt tình, giá cả hợp lý chỉ với 590 Nghìn đồng trọn gói cho dịch vụ giải thể công ty.



Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp


   Doanh nghiệp sẽ giải thể trong những trường hợp như thế nào? Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp ra sao? Không hẳn ai cũng thành thạo hồ sơ cũng như thủ tục giải thể.

Các trường hợp Doanh nghiệp được giải thể:

Theo điều 157 luật doanh nghiệp quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trong thời hạn sáu tháng liên tục;
 - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.



2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Trước tiên, các thành viên họp và nhất trí ra biên bản, trên cơ sở đó Chủ tịch hội đồng thành viên ra quyết định giải thể doanh nghiệp (quyết định phải có đủ nội dung theo điều 158 luật Doanh nghiệp).
- Tổ chức thanh lý các tài sản của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 7 ngày (kể từ ngày được thông qua), doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể đến phòng đăng ký kinh doanh, các chủ nợ (nếu có), niêm yết tại trụ sở công ty.
- Đăng 3 số báo liên tiếp (mua và giữ lại để nộp cho phòng ĐKKD).
- Làm công văn xin quyết toán thuế và đóng mã số thuế tại chi cục thuế. Nếu còn nợ thuế hoặc hóa đơn thì phải hoàn trả lại. Nếu không còn vướng mắc gì về các nghĩa vụ tài chính, chi cục thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp một bản xác nhận đã đóng mã số thuế.
- Đợi 30 ngày kể từ ngày đăng số báo cuối cùng, doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể lên Phòng ĐKKD.
- Sau khi thụ lý hồ sơ, phòng ĐKKD sẽ kiểm tra nếu không còn gì vướng mắc, họ sẽ thông báo lại cho doanh nghiệp còn thiếu giấy chứng nhận đã trả dấu. Khi đó doanh nghiệp mới nên đi trả lại dấu bên Công an. Sở dĩ không nên đi trả dấu ngay vì nếu hồ sơ có sai sót phải ký và đóng dấu lại.
- Trả dấu xong, nộp bổ sung cho phòng ĐKKD và đợi ngày được thông báo giải thể.


Trên đây là các bước cơ bản để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Thực tế Quý khách có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thủ tục trên. Tham khảo dịch vụ giải thể công ty trọn gói tại đây.