Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

làm sao Xử lý hóa đơn khi doanh nghiệp giải thể ?

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thông qua con đường giải thể ngày càng tăng. Và một trong những công việc doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành thủ tục giải thể là đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.



Trong quá trình làm thủ tục đó, doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các vấn đề liên quan đến hóa đơn. Nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ bước này, Phamlaw sẽ tư vấn về trình tự, thủ tục hủy hóa đơn theo đúng quy định pháp luật khi giải thể doanh nghiệp.

Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 21 và điểm b Khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo với cơ quan thuế về số hóa đơn không tiếp tục sử dụng, sau đó tiến hành thủ tục hủy hóa đơn trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Các bước tiến hành thủ tục hủy hóa đơn như sau:

  1. Bước 1: Ra quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (lưu nội bộ doanh nghiệp);
  2. Bước 2: Thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của doanh nghiệp;
  3. Bước 3: Lập bảng kiểm kê hóa đơn. Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các thông tin như tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy. Bảng kiểm kê này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  4. Bước 4: Lập biên bản hủy hóa đơn. Biên bản này sẽ được lưu nội bộ tại doanh nghiệp.
  5. Bước 5: Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn. Thông báo này cần được lập thành 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.


Trên đây là các bước xử lý đối với hóa đơn khi doanh nghiệp tiến hành giải thể theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Công ty Luật Phạm Law hoặc kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.