Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Thắc mắc về việc cấp giấy CNQSDĐ khi không có chữ ký của hộ liền kề

Năm 2000, anh B có mua mảnh đất tiền đường bằng giấy tờ ký tay. Sau đó anh B làm sổ đỏ vào năm 2007. 




Trong thửa đất vì quá dài và đường đi tầm 2m cùng với hộ bên trong. Nên năm 2003, anh A có trao đổi với hộ này làm đường đi chung và đưa 10 triệu đồng. Năm 2010 hộ của bà này làm sổ đỏ và đường đi vẫn là của nhà nước. Anh B có thắc mắc là khi đoàn địa chính xuống kiểm tra anh B không đồng ý cũng không có chữ ký vậy sao hộ nhà này là được cấp sổ đỏ.


Trường hợp của anh B thắc mắc xin được giải đáp như sau:

Theo quy định thì khi có nhu cầu cấp giấy CNQSDĐ thì chính quyền địa phương phải có văn bản kèm chữ ký của các hộ liền kề bên cạnh với ý là không lấn chiếm và chủ hộ sử dụng đất đúng phần.

Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định như sau:

Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 1. Xác định ranh giới thửa đất 1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực). 1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất. Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền. 2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó. 2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan. 2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.

> tham khảo thêm mẫu hồ sơ sang tên sổ đỏ

Vì vậy trong trường hợp của anh B, anh không hề đồng ý và ký vào bản giáp ranh thì chính quyền địa phương sẽ không được phép cấp bất cứ loại giấy tờ nào cho bên nhà hàng xóm cạnh nhà anh B. Có thể c chia ra làm 2 trường hợp như sau:

+ đơn vị đo đạc có xác định được chính xác ranh giới thực tế để sử dụng và quản lý thì việc nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ là đúng theo quy định.


+ trường hợp còn lại là không thể xác định ranh giới thực tế này thì đơn vị đo đạc phải có trách nhiệm làm bản thực trạng này thành 2 bản để lưu vào hồ sơ đồng thời gửi lên ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết việc tranh chấp đất theo quy định của nhà nước.