Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Rủi ro về pháp lý mà các StartUp gặp phải

Một doanh nghiệp khi bước đầu tiến hành thành lập và tiến vào thị trường thường gặp phải rất nhiều các vấn đề liên quan đến pháp lý. Để có thể tránh những rủi ro không cần thiết, giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển thuận lợi thì tìm hiểu pháp luật và những rủi ro mà các doanh nghiệp đi trước gặp phải.



Trên thực tế, các doanh nghiệp startup thường gặp phải những rủi ro sau:

Thứ nhất, có rất nhiều cá nhân khởi nghiệp bằng cách “hùn hạp kinh doanh” với các cá nhân khác mà không chưa lập doanh nghiệp. Chính vì vậy, thỏa thuận lúc này của các sáng lập viên là thỏa thuận dân sự và thường sơ sài, không đáp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật quy định nền thường xảy ra xung đột, tranh chấp về các vấn đề như góp vốn, sử dụng vốn, phân chia lợi nhuận,… Để tránh xảy ra các vấn đề này, những người sáng lập nên quan tâm đến việc thành lập doanh nghiệp ngay từ đầu và thỏa thuận rõ ràng.

Thứ hai, khi kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp thường sơ xuất khi không đặt nhiều sự quan tâm đến vấn đề pháp lý, mà ưu tiên các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công việc kinh doanh hơn. Tuy nhiên để giúp cho hoat động kinh doanh được thuận lợi thì chủ các doanh nghiệp nên quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn, như khi thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các văn bản về ngành nghề, vốn, điều kiện kinh doanh,…

Thứ ba, các doanh nghiệp mới thành lập vì thiếu sư hiểu biết về pháp luật nên không tránh khỏi chọn sai mô hình công ty. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần thận trọng trong quyết định này, tránh các vướng mắc về pháp lý sau này. Trong đó, các vấn đề cần xem xét để đưa ra quyết định về mô hình công ty gồm có các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức và việc phân chia lợi nhuận cả công ty.

Thứ tư, nhiều các nhà kinh doanh trẻ khi tham gia ký kết hợp đồng chỉ chú ý đến các điều khoản về thương mại như giá cả, hàng hóa,… mà bỏ qua các điều khoản về pháp lý như quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài khi có vi phạm,… Tuy nhiên, hầu hết các tranh chấp xảy ra sau này đều liên quan đến các điều khoản về pháp lý trong hợp đồng.

Thứ năm, đối với hoạt động nhà tư tự do các nhà đầu tư thường quan tâm đến tiềm năng của dự án, tính cam kết của đội ngũ và các yếu tố cấu thành sự thành công của dự án. Tuy nhiên, vấn đề hồ sơ pháp lý và việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là một yếu tố cần quan tâm để giúp cho các giao dịch thành công.

Trên đây là một số các vấn đề là doanh nghiệp startup cần lưu tâm. Các doanh nhân làm chủ doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề pháp lý để tránh những rủi ro không cần thiết gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

> Xem thêm: