Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Mua bán doanh nghiệp: không cần thêm luật, chỉ cần giảm thủ tục

Gần đây, nhóm luật sư của 3 văn phòng tư vấn luật doanh nghiệp lớn và uy tín trong và ngoài nước đã đưa ra những ý kiến bằng các nguyên cứu cụ thể và khẳng định rằng Việt Nam không cần có luật mua bán doanh nghiêp riêng biệt.

Thêm luật, lắm rắc rối về giấy tờ.


Các bộ luật như  Dân sự, Cạnh tranh, Đầu tư, Doanh nghiệp,... cũng đã có những quy định về việc mua bán, sáp nhập doanh nghiêp M&A tại VN. Nhưng những quy đinh này chưa rõ ràng, mới dừng ở mặt hình thức, cũng như chưa chạm đến lĩnh vực này.
Vụ trưởng pháp chế của bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng, khái niệm M&A chưa được hiểu chuẩn xác tại nước ta và luật đầu tư chỉ đưa ra các khái niệm về mua bán hoặc xác nhập công ty ( điều 25) mà không đưa ra các nội dung cụ thể cho việc  này. Luật DN thì đưa ra các khái niệm sáp nhập( 153) chứ không đưa mua lại doanh nghiệp đúng ý nghĩa, và thêm vào đó từ hợp nhất doanh nghiệp ( 152) làm quy đinh ngày càng trồng chéo nhau.



Các doanh nghiệp thì kêu trời rằng các vấn đề trong khung sáp nhập doanh nghiệp khiến họ chịu thiệt thòi. Người quản lý vấn đề về ngân hàng cho biết, tại Việt Nam hiện tại chỉ có khái niệm thâu tóm thôi, Theo thông tin quốc tế, chỉ có 2 hình thức là Sáp nhập( nhiều công ty gộp lại thành 1 khối về mục đích, tài sản, nghĩa vụ... chấm dứt hoạt động và trở thành công ty mới) và Thâu tóm ( công ty này mua lại toàn bộ hoặc phần lớn công ty khác, và chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn). Vị luật sư có mặt trong thành phần của họ đã nói rằng , doanh nghiệp thật sự lúng túng khi thẩm định, giao dịch, làm hồ sơ khi tham gia M&A.

Có cần thêm luật nữa hay không?


Gần đây, nhóm luật sư của 3 văn phòng tư vấn luật doanh nghiệp lớn và uy tín trong và ngoài nước đã đưa ra những ý kiến bằng các nguyên cứu cụ thể và khẳng định rằng Việt Nam không cần có luật mua bán doanh nghiêp riêng biệt,.

Nhóm trưởng của nhóm này cho biết, không nhất thiết phải ban hành luật mua bán doanh nghiệp. Theo ông, các vụ M&A trải dài trên từng lĩnh vực và khi tham khảo các nước phát triển sớm hơn chúng ta, họ cũng không đưa ra thành luật cho công việc này. thế vào đó những quy định, thông tư,ở nhiều cấp độ trong luật pháp được quy định để tạo hành lang pháp lý cho M&A. Theo đó, nếu có luật này sẽ làm nó dễ dàng bị sửa đổi và mất dần tính chất của các vấn đề trong luật.
Nhóm nghiên cứu còn cho rằng, hành lang pháp lý cần thay đổi để phù hợp cùng M&A, mà cụ thể là các thông tin pháp lý cần thống nhất các khái niệm về hoạt động này, cũng như xây dựng được quy hoạch các vấn đề như doanh nghiệp cùng lĩnh vực, thị trường liên quan và kiểm soát kinh tế tập trung. Cho phép doanh nghiệp việt mua lại các công ty nước ngoài, một phần hoặc toàn bộ cũng cần được cơ quan chức năng cho phép.Họ có quyền hoán đổi cổ phiếu, niêm yết với các công ty nước ngoài tại thị trường đó mà không gặp rắc rối nào. Và cơ quan nào quản lý các vụ M&A có yếu tố kinh tế hoặc không có kinh tế để thi hành nó một cách hiệu quả là những vấn đề mà các nhóm đưa ra trong hội thảo kín.