Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới, luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng lên từng ngày. Nhu cầu đăng ký thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh. Nhưng nhiều nhà đầu tư lại chưa rõ hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký. Thậm chí còn nhờ người đứng tên thành lập công ty. Bài viết xin chia sẻ thông tin về điều kiện kinh doanh, thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

1. Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, người nước ngoài có quyền thành lập công ty TNHH tại Việt Nam.

2. Ngoài ra theo điều 7 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư như sau:
- Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan theo hình thức 100% vốn.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.



3. Bên cạnh đó thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau
- Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:
   + Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
   + Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
   + Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
   + Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
   + Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.




Nếu có thắc mắc bạn có thể tham khảo tư vấn thành lập công ty, thủ tục giải thể doanh nghiệp, dịch vụ giải thể công ty tại đây.