Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc làm hợp đồng


Chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ tham khảo câu hỏi của bạn độc giả với nội dung như sau: 

   “Sau một thời gian tìm hiểu tôi được biết không có quy định nào bắt buộc tất cả các hợp đồng của doanh nghiệp đều phải viết bằng tiếng Việt. Công ty tôi chủ yếu hợp tác với các đối tác nước ngoài nên có khá nhiều hợp đồng đã ký kết được viết bằng tiếng nước ngoài. Hiện nay công ty tôi bị các cơ quan chức năng yêu cầu dịch toàn bộ các hợp đồng được viết bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Số lượng hợp đồng rất lớn và chúng tôi phải bỏ một số tiền không hề nhỏ để thuê người dịch. Không chỉ vậy công việc này đã làm chúng tôi rất mất thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty”.



Vậy luật sư cho tôi hỏi các cơ quan chức năng làm như vậy có đúng không?. Nếu đúng thì họ dựa vào điều luật nào?


Với câu hỏi của bạn tối xin trả lời như sau: 

Ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng không có quy định nào bắt buộc đều phải viết bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ do 2 bên tự thương lượng. Tuy nhiên, ngôn ngữ trong hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước Việt Nam là tiếng Việt. Vì vậy, trong các văn bản hợp đồng hiện nay cũng dần hướng tới xu hướng đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để dễ quản lý. Vì vậy các cơ quan chức năng yêu cầu công ty bạn phải dịch hết các bản hợp đồng sang tiếng Việt là hoàn toàn hợp pháp. 

Dưới đây là một dẫn chứng: 

   * Dựa theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 28/2011/TT-BTC: "Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt". Tuy nhiên, các bản dịch này hoàn toàn có thể thực hiện bởi chính công ty, có đóng dấu sao y và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”

Dịch vụ chúng tôi
- đăng ký thành lập công ty
- tư vấn pháp luật miễn phí

- hợp đồng lao động.