Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Điều kiện để DN nước ngoài được kinh doanh hàng hóa


Theo Điều 2 thông tư 08/2013/TT-BCT doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa thuộc phạm vi của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, các quy định khác của pháp luật có liên quan và gồm các hoạt động như sau:

• Xuất/Nhập khẩu hàng hóa;
• Phân phối hàng hóa;



- Hình thức đầu tư phải thích hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật Việt Nam, cụ thể thuộc một trong 2 hình thức sau:
     • Đầu tư trực tiếp: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư; Tổ chức liên doanh giữa nhà đầu tư ở trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; Lập các cơ sở bán lẻ hoặc chi nhánh; Góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiêp và một số hình thức khác.
     • Đầu tư gián tiếp: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hay các loại giấy từ có giá trị khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc một số định chế tài chính trung gian.( Điều 6, 7, 8, 9 Thông tư 08/2013/TT-BCT )




- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, không nằm trong danh mục những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, buôn bán.

- Phạm vi hoạt động phải thích hợp với việc cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam,  phù hợp với pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong phạm vi giấy phép kinh doanh của mình.
   Nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư. Đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh nếu đáp ứng được các điều kiện về đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận:
Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Công thương, các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hóa và những hoạt động  trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hóa.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.


Mọi thắc mắc xin liên hệ PHAMLAW để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ giải thể công ty, thành lập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp giá ưu đãi.