Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Sự khác nhau giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp 2017

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi không thể tiếp tục hoạt

động, kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ phải thực hiện một trong hai thủ tục là

thủ tục giải thể công ty hoặc phá sản công ty nếu không thể đăng ký tạm ngừng

kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng vẫn không biết được trường hợp nào là bị giải thể,

trường hợp nào là phá sản doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây, công ty TNHH tư

vấn PhamLaw sẽ tư vấn cho khách hàng về sự khác nhau giữa giải thể doanh

nghiệp và phá sản doanh nghiệp bao gồm cả giải thể công ty TNHH, công ty cổ

phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Cụ thể như sau:

Những điểm giống nhau giữa giải thể doanh nghiệp và phá sản:

Hậu quả pháp lý sau khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản là đều bị thu hồi

con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chấm dứt sự tồn tại của doanh

nghiệp đó. Khi giải thể/ phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp này đều phải có

nghĩa vụ giải quyết quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo

quyền lợi cho các chủ nợ, đối tác của doanh nghiệp và đối với cả cơ quan nhà

nước.

Bên cạnh những điểm giống nhau trên, giải thể doanh nghiệp còn có một số điểm

khác nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, về lý do.

Phá sản là do sự mất khả năng thanh toán đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, không

đáp ứng được quy định của pháp luật, doanh nghiệp không còn khả năng thanh

toán các khoản nợ. Còn giải thể doanh nghiệp là do không còn khả năng tiếp tục

kinh doanh nhưng vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ, quyền và nghĩa vụ

cho chủ thể có liên quan hoặc do quyết định của các chủ thể có thẩm quyền trong

doanh nghiệp tự ý giải thể doanh nghiệp theo ý muốn chủ quan (lý do giải thể rộng

hơn phá sản).

Thứ hai, về thẩm quyền quyết định.

Giải thể doanh nghiệp là do chủ sở hữu hoặc các chủ thể có thẩm quyền trong

doanh nghiệp tự quyết định theo ý chí của họ hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép họ quyết định trong một số trường hợp cụ thể hoặc có thể do chính

cơ quan nhà nước yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp giải thể khi có sai phạm.

Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định tuyên

bố doanh nghiệp phá sản theo quy định của Luật Phá sản khi doanh nghiệp mất khả

năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Thứ ba, về thủ tục tiến hành: giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính còn phá

sản doanh nghiệp là thủ tục tư pháp.

Thứ tư, về hậu quả pháp lý.

Giải thể dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động và bị xóa tên

trong sổ đăng kí doanh nghiệp.

Trong khi đó, phá sản thì không phải bao giờ cũng dẫn đến hậu quả như giải thể

doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuyên bố phá sản có thể phục hồi hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp nếu thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện thành

công.

Thứ năm, về quyền của chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hoặc giải thể doanh

nghiệp.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp bị phá sản thì nhà nước hạn chế quyền được

phép thành lập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Còn đối với những

doanh nghiệp bị phá sản thì không bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp sau

khi giải thể.

Hãy liên hệ ngay đến công ty TNHH tư vấn PhamLaw để được tư vấn cụ thể hơn

về thủ tục giải thể công ty TNHH hai thành viên trở lên/một thành viên/công ty

cổ phần/doanh nghiệp tư nhân.

Trân trọng!